Những câu hỏi liên quan
Linh Khánh
Xem chi tiết
肖战
21 tháng 8 2020 lúc 6:39

Trong tác phẩm văn học có rất nhiều chi tiết nhưng có những chi tiết rất đặc sắc. Chi tiết đặc sắc là chi tiết quan trọng mà nhờ đó cốt truyện mới phát triển được, đồng thời nó góp phần thể hiện nội dung chủ đề của tác phẩm. Chi tiết đặc sắc nhất trong truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” chính là chi tiết “ cái bóng”. “ Cái bóng” thắt nút mâu thuẫn, đẩy kịch tính của câu chuyện lên đến cao trào và đỉnh điểm mâu thuẫn. Song cuối cùng chính “cái bóng” cởi nút mâu thuẫn, giải oan cho Vũ Nương. Không có cái bóng sẽ không có sự hiểu lầm, không có oan tình, không có cái chết oan khuất của Vũ Nương. Mặt khác, “ cái bóng” ẩn chứa những tình cảm đẹp của Vũ Nương với chồng con. Nàng nhớ chồng thương con nên đã nghĩ ra trò đùa như vậy. Nhưng “ cái bóng” đã gây nên nỗi oan tình khiến nàng phải trẫm mình xuống dòng sông Hoàng Giang mà chết oan khuất. “ Cái bóng” trong lời nói của bé Đản là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương. Qua cái chết của Vũ Nương, người đọc hiểu hơn số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội xưa, hiểu được chế độ nam quyền độc đoán, bất công, vô nhân đạo. Như vậy “ cái bóng” là chi tiết quan trọng góp phần thể hiện nội dung chủ đề của tác phẩm.

Bình luận (0)
Ánh Vũ Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Dương
Xem chi tiết
hang hoang
Xem chi tiết
nthv_.
8 tháng 10 2021 lúc 1:12

Tham khảo:

undefined

undefined

undefined

Bình luận (0)
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Đình Tuệ Lâm
10 tháng 5 2021 lúc 12:03

1. Phân tích vai trò của chi tiết cái bóng

- Đây là đầu mối câu chuyện lại xuất hiện duy nhất một lần ở cuối truyện tạo nên sự bất ngờ cho người đọc và tăng tính bi kịch trong truyện.

- Trước hết, đó là chi tiết mở nút và thắt nút cho câu chuyện.

+ Thắt nút ở chỗ vì lời nói ngây thơ của bé Đản về một người đàn ông đêm nào cũng đến cùng mẹ đã dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Cha Đản thường đến hàng đêm, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.

+ Đồng thời cũng chính chi tiết này mở nút cho câu chuyện, giải tỏa mọi oan khuất của Vũ Nương: “Cha Đản lại đến đây này”.

 - Chi tiết cái bóng góp phần làm rõ tính cách của nhân vật.

+ Thứ nhất, với bé Đản là một em bé, chưa hiểu sự đời nên rất hồn nhiên, ngây thơ, nên mới tin cái bóng của Vũ Nương là cha của mình, dẫn đến nỗi oan khuất của mẹ.

 + Thứ hai: Đối với Trương Sinh: Đây là một người đa nghi, hay ghen, cư xử hồ đồ, độc đoán, không biết phân biệt phải trái, những điều vô lí trong lời con trẻ.

+ Thứ ba là đối với Vũ Nương, qua chi tiết cái bóng, ta thấy nàng là một người mẹ thương con, nàng muốn bù đắp cho con phải thiếu vắng tình cha nên chỉ cái bóng trên vách là cha của bé Đản. Đồng thời, nàng là một người vợ thủy chung, yêu thương chồng, luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc.

 - Lấy cái bóng để khái quát về bi kịch của con người, Nguyễn Dữ cũng cất lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, thối nát; tiếng nói cảm thông sâu sắc với số phận bọt bèo, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

2. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa cho tiết chiếc bóng (trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương) với chi tiết chiếc lá trên tường (trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùngcủa tác giả O. Hen-ri).

- Giống nhau:

+ Đó đều là những chi tiết quan trọng, tạo chiều sâu cho tác phẩm.

+ Tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút; mâu thuẫn bất ngờ, hợp lí và sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện => tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.

+ Lấy cái giả để nói cái thật. Một truyện lấy cái giả để vạch trần bản chất, tội ác của người đàn ông trong xã hội nam quyền đối với người phụ nữ. Một truyện lấy cái giả để tôn vinh, ngợi ca lòng tốt, vị tha của những người xa lạ, sẵn sàng chết để người khác được sống.

- Khác nhau:

+ Chi tiết chiếc bóng chứa đựng và nảy sinh bi kịch. (Chiếc bóng xuất hiện qua lời nói ngây thơ của bé Đản, tạo nên ngờ vực của Trương Sinh, gây nên cái chết bất hạnh cho nàng. Nhưng đồng thời, cái bóng cũng qua lời nói của bé Đản lại tự làm sáng tỏ mối quan khiên)

+ Chi tiết chiếc lá trên tường hóa giải bi kịch. (Giôn-xi tự gắn sự sống của mình với những chiếc lá trên tường, khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Nhưng chiếc lá trên tường – chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ - lại giúp hóa giải kịch tính, khiến mâu thuẫn được kéo giãn ra.)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tuấn Anh
10 tháng 5 2021 lúc 12:03

1. Phân tích vai trò của chi tiết cái bóng

- Đây là đầu mối câu chuyện lại xuất hiện duy nhất một lần ở cuối truyện tạo nên sự bất ngờ cho người đọc và tăng tính bi kịch trong truyện.

- Trước hết, đó là chi tiết mở nút và thắt nút cho câu chuyện.

+ Thắt nút ở chỗ vì lời nói ngây thơ của bé Đản về một người đàn ông đêm nào cũng đến cùng mẹ đã dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Cha Đản thường đến hàng đêm, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.

+ Đồng thời cũng chính chi tiết này mở nút cho câu chuyện, giải tỏa mọi oan khuất của Vũ Nương: “Cha Đản lại đến đây này”.

 - Chi tiết cái bóng góp phần làm rõ tính cách của nhân vật.

+ Thứ nhất, với bé Đản là một em bé, chưa hiểu sự đời nên rất hồn nhiên, ngây thơ, nên mới tin cái bóng của Vũ Nương là cha của mình, dẫn đến nỗi oan khuất của mẹ.

 + Thứ hai: Đối với Trương Sinh: Đây là một người đa nghi, hay ghen, cư xử hồ đồ, độc đoán, không biết phân biệt phải trái, những điều vô lí trong lời con trẻ.

+ Thứ ba là đối với Vũ Nương, qua chi tiết cái bóng, ta thấy nàng là một người mẹ thương con, nàng muốn bù đắp cho con phải thiếu vắng tình cha nên chỉ cái bóng trên vách là cha của bé Đản. Đồng thời, nàng là một người vợ thủy chung, yêu thương chồng, luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc.

 - Lấy cái bóng để khái quát về bi kịch của con người, Nguyễn Dữ cũng cất lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, thối nát; tiếng nói cảm thông sâu sắc với số phận bọt bèo, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

2. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa cho tiết chiếc bóng (trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương) với chi tiết chiếc lá trên tường (trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùngcủa tác giả O. Hen-ri).

- Giống nhau:

+ Đó đều là những chi tiết quan trọng, tạo chiều sâu cho tác phẩm.

+ Tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút; mâu thuẫn bất ngờ, hợp lí và sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện => tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.

+ Lấy cái giả để nói cái thật. Một truyện lấy cái giả để vạch trần bản chất, tội ác của người đàn ông trong xã hội nam quyền đối với người phụ nữ. Một truyện lấy cái giả để tôn vinh, ngợi ca lòng tốt, vị tha của những người xa lạ, sẵn sàng chết để người khác được sống.

- Khác nhau:

+ Chi tiết chiếc bóng chứa đựng và nảy sinh bi kịch. (Chiếc bóng xuất hiện qua lời nói ngây thơ của bé Đản, tạo nên ngờ vực của Trương Sinh, gây nên cái chết bất hạnh cho nàng. Nhưng đồng thời, cái bóng cũng qua lời nói của bé Đản lại tự làm sáng tỏ mối quan khiên)

+ Chi tiết chiếc lá trên tường hóa giải bi kịch. (Giôn-xi tự gắn sự sống của mình với những chiếc lá trên tường, khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Nhưng chiếc lá trên tường – chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ - lại giúp hóa giải kịch tính, khiến mâu thuẫn được kéo giãn ra.)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Dung
10 tháng 5 2021 lúc 12:41

1) Phân tích vai trò của chi tiết cái bóng:

- Đây là đầu mối câu chuyện lại xuất hiện duy nhất một lần ở cuối truyện tạo nên sự bất ngờ cho người đọc và tăng tính bi kịch trong truyện.

- Trước hết, đó là chi tiết mở nút và thắt nút cho câu chuyện.

+ Thắt nút ở chỗ vì lời nói ngây thơ của bé Đản về một người đàn ông đêm nào cũng đến cùng mẹ đã dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Cha Đản thường đến hàng đêm, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”.

+ Đồng thời cũng chính chi tiết này mở nút cho câu chuyện, giải tỏa mọi oan khuất của Vũ Nương: “Cha Đản lại đến đây này”.

  - Chi tiết cái bóng góp phần làm rõ tính cách của nhân vật.

+ Thứ nhất, với bé Đản là một em bé, chưa hiểu sự đời nên rất hồn nhiên, ngây thơ, nên mới tin cái bóng của Vũ Nương là cha của mình, dẫn đến nỗi oan khuất của mẹ.

 + Thứ hai: Đối với Trương Sinh: Đây là một người đa nghi, hay ghen, cư xử hồ đồ, độc đoán, không biết phân biệt phải trái, những điều vô lí trong lời con trẻ.

+ Thứ ba là đối với Vũ Nương, qua chi tiết cái bóng, ta thấy nàng là một người mẹ thương con, nàng muốn bù đắp cho con phải thiếu vắng tình cha nên chỉ cái bóng trên vách là cha của bé Đản. Đồng thời, nàng là một người vợ thủy chung, yêu thương chồng, luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc.

 - Lấy cái bóng để khái quát về bi kịch của con người, Nguyễn Dữ cũng cất lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến suy tàn, thối nát; tiếng nói cảm thông sâu sắc với số phận bọt bèo, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

2) Những điểm tương đồng và khác biệt giữa cho tiết chiếc bóng (trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương) với chi tiết chiếc lá trên tường (trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùngcủa tác giả O. Hen-ri):

 

    (*) Giống nhau:

+ Đó đều là những chi tiết quan trọng, tạo chiều sâu cho tác phẩm.

+ Tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút; mâu thuẫn bất ngờ, hợp lí và sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện => tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.

+ Lấy cái giả để nói cái thật. Một truyện lấy cái giả để vạch trần bản chất, tội ác của người đàn ông trong xã hội nam quyền đối với người phụ nữ. Một truyện lấy cái giả để tôn vinh, ngợi ca lòng tốt, vị tha của những người xa lạ, sẵn sàng chết để người khác được sống.

    (*) Khác nhau:

+ Chi tiết chiếc bóng chứa đựng và nảy sinh bi kịch. (Chiếc bóng xuất hiện qua lời nói ngây thơ của bé Đản, tạo nên ngờ vực của Trương Sinh, gây nên cái chết bất hạnh cho nàng. Nhưng đồng thời, cái bóng cũng qua lời nói của bé Đản lại tự làm sáng tỏ mối quan khiên)

+ Chi tiết chiếc lá trên tường hóa giải bi kịch. (Giôn-xi tự gắn sự sống của mình với những chiếc lá trên tường, khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Nhưng chiếc lá trên tường – chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ - lại giúp hóa giải kịch tính, khiến mâu thuẫn được kéo giãn ra.)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Paper43
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Ngọc
Xem chi tiết
Minh Châu
Xem chi tiết
ngoc ngoc
Xem chi tiết
nguyen thi bao tien
13 tháng 8 2018 lúc 14:11

Cái bóng trong chuyện người con gái nam xương là một chi tiết rất hay . Nó là chi tiết "thắt nút vừa là chi tiết mở nút" . Thắt nút ở chổ chính cái bóng đã làm trương sinh hiểu lầm vũ nương khiến nhà tan cửa nát nhưng sau đó cũng nhờ chính cái bóng mà trương sinh nhận ra lỗi lầm của mình nhưng đã qua muộn 
Qua câu chuyện cho ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ phê phán thói trưởng dã của trương sinh 
 

Bình luận (0)